Xi lanh thủy lực là gì ? Cấu tạo của xi lanh thủy lực? các loại xi lanh thủy lực. Ưu nhược điểm của xi lanh thủy lực

Dịch vụ sửa chữa , phục hồi xi lanh thủy lực, ty ben thủy lực tại Thủy Lực Sài Gòn. Với Phương châm chất lượng là hàng đầu.

Xem thêm : Dịch Vụ Sữa Chửa Xi Lanh Thủy Lực – Ty Ben Thủy Lực

Xi Lanh Thủy Lực ( HYDRAULIC CYLINDER ):

          Hầu hết ai trong số chúng ta đều đã quá quen thuộc với hình ảnh về những máy ép thủy lực hay các thiết bị nâng đỡ, các cỗ máy đào xới và vận chuyển từ nhỏ cho đến lớn. Để có thể hoạt động một cách nhanh chóng và ngoài sức khỏe con người như vậy thì không thể nhắc đến công dụng của XI LANH THỦY LỰC (trong miền Nam các bạn gọi là Ben Thủy Lực) trong các thiết bị công nghiệp.

Tuy nhiên cũng còn có rất nhiều người lúng túng khi gặp phải những vấn đề về xi lanh thủy lực trong quá trình vận hành. Không biết phải sửa chữa hay thay mới cũng như phải tự mình thiết kế xi lanh như thế nào cho phù hợp.

Xi lanh thủy lực là gì?

Xi lanh thủy lực là một phần hệ thống của máy thủy lực. Nói một cách đơn giản, xi lanh thủy lực là một bộ truyền động thủy lực tạo ra chuyển động tuyến tính bằng cách chuyển đổi năng lượng thủy lực trở lại chuyển động cơ học. xi lanh thủy lực có thể được so sánh với một một cơ bắp vì với hệ thống thủy lực của máy nó tạo ra chuyển động.

Trong truyền dẫn thủy lực, môi trường là chất lỏng, thường là dầu (dầu 32,48 hoặc 68). Nguyê tác cơ bản của thủy lực là khi máy điện quay bơm, một dòng chảy thể tích được hình thành (thể tích chất lỏng đi qua mặt cắt trên một đơn vị thời gian, đơn vị trong SI là m3/s). Áp suất của hệ thống thủy lực được xác định bởi tải trọng gây ra bởi xi lanh hoặc van, ở sức cản dòng chảy của dòng chất lỏng do bơm thủy lực gây ra.

Xem thêm : Top 5 mẹo sửa chữa xi lanh hiệu quả tại nhà

Cấu tạo của xi lanh thủy lực như thế nào?

Cần phải hiểu rõ về cấu tạo xi lanh thủy lực, cũng như cách vận hành để chúng ta có thể vận hành xi lanh thủy lực một cách chuyên nghiệp nhất, tăng hiệu suất và một phần làm tăng tuổi thọ của xi lanh thủy lực.

Một xi lanh thủy lực có các bộ phận sau

  • Ống xi lanh:

Ống xi lanh thủy lực là một bộ phận có hình trụ tròn liền mạch. Nó còn có thể gọi là thùng xi lanh nhưng dù với tên gọi nào thì chức năng của nó là chứa và giữ áp suất xi lanh. Ống xi lanh được mài nhẵn, mịn để bề mặt có thể đạt độ hoàn thiện từ 4-16 micro.

  • Đế nắp hình trụ:

Chức năng chính là để giữ áp suất ở một đầu. Nắp được kết nối với ống xi lanh bằng bu lông hoặc bằng phương pháp hàn

  • Đầu xi lanh:

Chức năng chính là để giữ áp suất ở đầu kia. Giữ đầu và ông xi lanh có lắp một vòng chứ O.

  • Piston:

Đây là chi tiết quan trọng, nó làm nhiệm vụ phân tách các vùng áp lực bên trong ống xy lanh. Thông thường, piston được gắp với thanh piston thông qua bu lông, một số khác có thể là hàn. Sự khác biệt ở hai bên của piston sẽ làm ống giãn ra và rút lại.

  • Thanh piston:

Thông thường, người ta chọn thép, thép mạ crom để làm thanh piston sao cho đảm bảo độ cứng cáp, chống ăn mòn tốt nhất.

Chức năng của thanh piston đó là nối kết thành phần của máy với thiết bị truyền động để thực hiện nhiệm vụ công việc theo như yêu cầu.

Các thanh piston này được đánh bóng, nhẵn mịn và có các seal đính kèm giúp hạn chế và ngăn rò rỉ.

  • Bộ phận dẫn dầu vào ra:

Cung cấp chất lỏng thủy lực cho hoạt động cửa piston.

  • Seal:

Bộ phận chịu ma sát trực tiếp giưa vỏ xy lanh và piston, tăng độ kín giữa các khe hở tránh thất thoát dầu

  • Bạc dẫn hướng:

Bộ bận dẫn hướng cho thanh piston tránh bị va chạm với đầu đầu xi lanh, giảm tối đa kha năng xước thanh piston và đầu piston. Bạc này được đặt ở trong đầu xi lanh.

Xem thêm : Hướng dẫn chọn xi lanh phù hợp cho công việc

Nguyên lí làm việc xi lanh thủy thực như thế nào?

Thiết bị này hoạt động theo một nguyên lý làm việc xi lanh thủy lực rất đơn giản đó là: Lực được áp dụng tại một thời điểm chuyển đến một địa điểm khác thông qua việc sử dụng một chất lỏng không nén được. Tất cả lực được xi lanh tạo đều được nhờ vào chất lỏng thủy lực (dầu hoặc nhớt).

xi lanh - thủy lực sài gòn

          Theo hình vẽ ta có thể hình dung nguyên lý làm việc rất đơn giản. Khi chất lỏng thủy lực A được cung cấp vào thì tác động vào thanh Piston di chuyển tuyến tính (bên phải hình) và ngược lại, khi chất lỏng B được cung cấp thì thanh Piston di chuyển ngược lại và có thể về vị trí ban đầu hoặc tùy vào mục đích sử dụng.

Xem thêm : 5 hư hỏng thường gặp của phớt xi lanh thủy lực

Có bao nhiêu loại xi lanh thủy lực:

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại xi lanh thủy lực. Việc phân chia có thể dựa trên chiều tác động lực, phụ thuộc yếu tố công việc…

Xi lanh thường được phân ra hai nhóm cơ bản:

  • Xi lanh tác động một phía (hay còn gọi là xi lanh một chiều)
  • Xi lanh tác động hai phía (hay còn gọi là xi lanh hai chiều)

Xi lanh thủy lực một chiều:

- thủy lực sài gòn
Xi lanh thủy lực 1 chiều

Ta dễ dàng nhận thấy xi lanh thủy lực một chiều chỉ tạo ra lực đẩy một phía, thường là phía thò của cần xi lanh thủy lực, nhờ cấp dầu thủy lực có áp suất vào đuôi xi lanh. Điều dễ nhận biết nhất là xi lanh thủy lực một chiều chỉ có duy nhất một đường cấp dầu

Cần xi lanh sẽ tự trở về vị trí ban đầu nhờ tác động của lực ở bên ngoài hoặc nhờ lực đàn hồi của lò xo bên trong.

Xi lanh thủy lực hai chiều:

Đây là loại xi lanh rất thông dụng. Nó được ứng dụng trong máy móc, dây chuyền, hệ thống chạy bằng dầu phục vụ công nghiệp và đời sống hàng ngày. Tuy vậy, nó là thiết bị phức tạp hơn với hai lỗ cấp dầu xi lanh. Điểm khác biệt hơn nữa là hệ thống thủy lực sử dụng xi lanh hai chiều có valve đổi hướng (valve phân phối) khi muốn điều khiển xi lanh thủy lực.

xi lanh thủy lực hai chiều
xi lanh thủy lực hai chiều

Xi lanh thủy lực kết cấu hàn:

Đây là loại xi lanh thủy lực được ứng dụng trong các thiết bị xây dựng, máy móc cơ giới hoặc máy móc hạng nặng.

Đặc điểm của xi lanh thủy lực theo kiểu này đó là đầu xi lanh được hàn với ống xi lanh giúp cho xi lanh thủy lực có kết cấu cứng, vững chắc thích hợp với các chế độ làm việc nặng.

Xi lanh thủy lực ghép gu rông:

Đây là loại xi lanh thủy lực được ứng dụng trong các nhà máy sản xuất dây chuyền, xưởng sản xuất công nghiệp.

Đặc điểm của xi lanh thủy lực ghép gu rông là được lắp ghép và giữ cố định bởi 4 thanh gu rông được làm bằng thép cường độ cao có khóa ren xuyên suốt giữ các bộ phần từ hai đầu xi lanh thủy lực.

Với kết cấu này thì việc tháo lắp, vận hành cũng như chế tạo xi lanh thủy lực ghép gu rông từ các bộ phận tiêu chuẩn một cách dễ dàng.

Xi lanh thủy lực cán đơn:

Đây là loại xi lanh đặc biệt với cán xi lanh được gắn với piston và chuyển động cùng nó. Theo như thống kê của chúng tôi thì loại xi lanh cán đơn được dùng nhiều nhất.

Loại xi lanh này chỉ có thể tạo ra một khoảng chuyển động nhỏ hơn chiều dài toàn thể của xi lanh, tức là khoảng làm việc của nó bị giới hạn bởi chiều dài của cán xi lanh trừ đi chiều dầy quả piston và các đoạn lắp ráp bên trong xi lanh thủy lực.

Xi lanh cán đơn là loại được sử dụng phổ biến và có các ứng dụng rộng rãi. Phần lớn nó có kết cấu để cán xi lanh thò ra ở một phía của xi lanh.

Một số xi lanh có kết cấu với cán xi lanh ở hai phía quả piston (được gọi là Double rod end cylinders). Khi một phía cán xi lanh thò thì cán phía bên kia sẽ “thụt” vào trong vỏ xi lanh.

Xi lanh thủy lực nhiều tầng:

Xi lanh nhiều tầng hay Telescopic thường có 2-3-4 hoặc có khi lên đến 6 tầng. Nó bao gồm một vỏ xi lanh và nhiều ống cần được xếp lồng với nhau.

Kết cấu dạng này làm cho xi lanh có thể duỗi dài hành trình dài hơn rất nhiều kích thước cơ sở của xi lanh khi rút hết cán vào. Điều này tạo ra khả năng thiết kế các chi tiết, kết cấu máy gọn gang rất nhiều. Tuy nhiên xi lanh nhiều tầng có giá thành cao hơn nhiều so với xi lanh đơn.

Xi lanh nhiều tầng cũng có hai loại kết cấu: Xi lanh một chiều và Xi lanh hai chiều. Tuy nhiên loại xi lanh hai chiều có kết cấu rất phức tạp và đòi hỏi các thiết kế đặc biệt để ngăn ngừa các rủi ro.

Có thể xem thêm chi tiết về xi lanh thủy lực nhiều tầng tại : Khái niệm cơ bản về xi lanh thủy lực nhiều tầng

xi lanh thủy lực nhiều tầng

Ưu điểm và nhược điểm của xi lanh thủy lực:

Ưu điểm của xi lanh thủy lực:

Nếu so sánh với xi lanh khí nén, chúng ta sẽ thấy được những ưu điểm nổi bật, không thể thay thế của xi lanh thủy lực này:

  • Đầu tiên phải kể đến tác động lực mạnh, nhanh phù hợp với những hệ thống làm việc năng nhọc, công suất lớn.
  • Cấu tạo đơn giản, dể lắp đặt, sử dụng và sửa chữa khi có sự cố xảy ra.
  • Với các công trình xây dựng thì xi lanh thủy lực có khả năng ứng dụng đa dạng trong các máy móc.
  • Kết cấu thiết bị gọn gàng, thuận tiện cho việc kết nối với các phụ kiện: co nối, ống dẫn dầu… và hệ thống
  • Có thể kiểm soát sự quá tải bằng việc lắp đặt các van an toàn.
  • Khách hàng không cần phải lo lắng về khối lượng của thiết bị này khi mà nó có thể giảm bớt khi ta thay đổi áp suất thủy lực.
  • Thiết bị có tuổi thọ cao, ít hư hỏng nên không đòi hỏi bảo dưỡng, bảo trì quá nhiều
  • Các loại xi lanh thủy lực đa dạng, nhiều kiểu dáng và mẫu mã, cỡ size để khách hàng dễ dàng lựa chọn, đáp ứng các yêu cầu của công việc.
  • Khách có thể quan sát và theo dõi áp suất của dầu thủy lực trong hệ thống thông qua áp kế hoặc đồng hồ đo.
  • Hành trình và đường kính xi lanh dầu thủy lực đa dạng, không bị hạn chế và có thể thiết kế theo yêu cầu.
  • Rất phù hợp với những môi trường độc hại, tải trọng năng, công suất cao và hoạt động liên tục. Chính vì thế mà khách hàng thường yêu cầu xi lanh có độ chính xác gần như tuyệt đối.

Nhược điểm của xi lanh thủy lực:

Song song với ưu điểm thì nhược điểm của thiết bị này là điều mà khách hàng không thể bỏ qua khi quan tâm đến xi lanh.

  • Vận tốc tiến và lùi của xi lanh sẽ bị thay đổi khi mà phụ tải thay đổi. Bởi vì tính nén được của dầu và tính đàn hồi của ống dẫn.
  • Với một số xi lanh của hệ thống sẽ bị giảm hiệu suất cũng như phạm vi ứng dụng do sự rò rỉ và thất thoát dầu của đường ống.
  • Khi mới khởi động để vận hành, hệ thống chưa được ổn định nên nhiệt độ thay đổi, độ nhớt của dầu cũng thay đổi theo làm cho độc chính xác khi tác động của xi lanh giảm đi đáng kể. Sau đó, xi lanh sẽ ổn định lại.

Các hư hỏng thường gặp và quá trình sửa chữa khắc phục sự cố xi lanh thủy lực.

Trong quá trình vận hành máy móc thiết bị công nghiệp, chúng ta gặp phải những sự cố chủ quan lẫn khách quan. Dưới đây là những hư hỏng và sự cố thường gặp nhất đối với xi lanh thủy lực.

Hư hỏng thường gặp đối với xi lanh thủy lực

Ngày nay, việc sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp ứng dụng hệ thống thủy lực đã không còn là điều xa lạ với nhiều người. Nó mang lại hiệu quả cao, đảm bảo năng suất, tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian vận hành, không sử dụng nhiều nhân lực và hiệu quả kinh tế.

Các loại máy công nghiệp, cơ giới, nông nghiệp thường sử dụng xi lanh để cung cấp động năng. Nếu sau một thời gian sử dụng, quá tải, không vệ sinh thì xi lanh sẽ bị hư hỏng.

Hư hỏng thường gặp đó là xi lanh trầy xước, nứt, biến dạng và cong vênh. Có rất nhiều nguyên nhân khiến xi lanh bị hư hỏng nhưng được chia thành các nhóm chính sau:

  • Xi lanh bị tác động bởi yếu tố môi trường xung quanh làm cong, vênh.
  • Dầu thủy lực bị cặn, có bụi bẩn, các hạt mạt sắt khiến chất lượng dầu giảm.
  • Dị vật hoặc vụn kim loại xâm nhập vào xi lanh.
  • Lắp đặt xi lanh không đúng cách thức hoặc trong quá trình lắp bị va chạm mạnh khiến xi lanh bị trầy, xước.
  • Nhiệt độ của môi trường xi lanh quá cao khiến xi lanh bị biến dạng.
  • Tải trọng xi lanh quá lớn, áp cao khiến xi lanh bị biến dạng.
  • Môi Trường quá khắc nghiệt: một số cần xi lanh thủy lực làm việc ngoài không khí trong thời gian dài, hoặc tại những môi trường khắc nghiệt như ngoài biển với nống độ muối cũng như ẩm trong không khí cao, gây hiện tượng ăn mòn cục bộ hoặc toàn bề mặt làm việc của cần xi lanh.

Xi lanh không hoạt động hoặc khi hoạt động bị giật, kêu hoặc rung là một trong những vấn đề được khách hàng quan tâm.

  • Xâm thực – thường xảy ra và để lại hậu quả nghiêm trọng
  • Sử dụng những bộ gioăng phớt không phù hợp về kích cỡ, quá lớn hoặc quá bé so với yêu cầu.
  • Dầu thủy lực có khí làm cho xi lanh bị giật hoặc rung khi thực hiện việc tiến lùi.
  • Áp suất cung cấp cho xi lanh không ổn định, tăng giảm bất thường, quá cao hoặc quá thấp so với mức yêu cầu.
  • Các lỗi do cách lắp  đặt: Ốc không được siết chặt, van thủy lực  lắp đặt không đúng cách, bơm ngược chiều, bơm ống lắp đúng cách.
  • Do kết cấu cơ khí.
  • Xy lanh bị biến dạng do đường ống bị xoắn.
  • Lưu lượng bơm không ổn định có thể do bơm hoặc đường ống.

Xem thêm : Xi lanh thủy lực bị trôi : Các lí do chính và mẹo khắc phục sự cố

Sữa chữa xi lanh thủy lực như thế nào?

Trong ngành gia công chế tạo cơ khí nói chung và cơ khí thủy lực nói riêng nhằm đáp ứng đòi hỏi của máy móc là cần độ chính xác cao. để chịu được tải trọng lớn, tốc độ cao, áp lực và nhiệt độ lớn. Các trụ ben, trụ xi lanh thủy lực,  trục khủy, Piston, lô cán…. Qua thời gian sử dụng trong quá trình hoạt động sẽ bị mòn, trầy xước bề mặt… kích thước sẽ bị thay đổi như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của trục và máy móc liên quan.

Bởi vậy, cách khác phục phổ biến và tiết kiệm chi phí nhất hiện nay là phục hồi xử lí bề mặt bằng phương pháp xi ma Crom cứng bởi công ty thủy lực sài gòn.

     Ứng dụng lớp mạ crom cứng:

  • MẠ CROM CỨNG được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp vì nó mang lại nhiều tính chất ưu việt cho bề mặt các chi tiết máy mà bản thân vật liệu này không có.
  • Ngoài độ cứng cao ra lớp mạ crom cứng đồng thời còn rất bền với ăn mòn, chống mài mòn rất tốt.
  • Bề mặt trơn nhẵn và rất đồng đều, khó thấm ướt, hệ số ma sát nhỏ, gắn bám tốt.
  • Nhờ các tính chất này, lớp Crom cứng đã làm cho bề mặt các chi tiết máy trở nên tốt hơn và rất đồng nhất về chất lượng.
  • Điều này giúp cho thời hạn làm việc của xi lanh, chi tiết máy móc thiết bị ngành công nghiệp được gia tăng lên nhiều lần.
  • Lớp mạ crom có thể dày lên từ 10 µm – 1000 µm bề mặt phủ bóng chống oxi hóa bền bỉ cho sản phẩm, và có tính  năng trang trí cao cấp. Độ cứng bề mặt 60 HRC min.

Võ xi lanh:

Vỏ Xi Lanh thủy lực thông thường bị trầy xước, hoặc rỗ mọt. Nhẹ thì các đường xước mỏng trên bề mặt, nặng là các vệt xước cào sâu.

  • Đối với các VỆT XƯỚC SÂU XY LANH chúng ta sử dụng phương pháp hàn đắp không làm biến đổi cấu trúc vật liệu, sau đó tiến hành gia công trên máy tiện và máy mài để có được kích thước đồng đều.
  • Đối với các vết rỗ mọt và rỉ sét lâu ngày bắt buộc phải mài cho hết vết rỗ và mạ phục hồi đường kính cũ.
  • Đối với Vỏ xi lanh thủy lực bị rỗ hoặc xước bắt buộc chúng ta phải Doa Bóng lại, tùy vào kích thước mà lựa chọn phương pháp mạ phục hồi hay là nâng thông số Piston.
  • Các vấn đề Seal Phớt chúng ta tiến hành thay thế.

Piston thủy lực

Piston thủy lực thường bị trầy xước, rỗ mọt, va đập dẫn đến tình trạng chảy dầu, tụ áp.  Các dạng hư hỏng này cần phải xử lý một cách triệt để bằng cách xử lý Mạ Crom cho Piston thủy lực.

  • Nhả bỏ lớp Mạ Crom cũ bằng phương pháp hóa học
  • Kiểm tra kích thước, và các khuyết tật bề mặt ty ben
  • Tiến hành đăp hàn sữa chữa khiếm khuyết bề mặt
  • Mài tròn Piston trên máy mài tròn chuyên dụng
  • Đánh bóng đến độ bóng cấp 10
  • Xi Mạ Crom cứng đạt kích thước chuẩn
  • Đánh bóng hoàn thiện.

Kiểm tra

  • Sau khi hoàn thiện xử lý nòng xi lanh thủy lực và piston thủy lực của máy ép.
  • Chúng tôi tiến hành lắp ráp máy ép thủy lực trên máy Tháo Lắp Xi Lanh Thủy lực chuyên dụng.
  • Sau khi lắp ráp hoàn thiện máy ép thủy lực được kết nối với bộ nguồn thủy lực và tiến hành các thao tác kiểm tra về áp suất, tải trọng. Và đóng gói giao hàng cho khách hàng.
  • Phương pháp này vừa tiết kiệm chi phí, và chất lương của sản phẩm sau khi sửa đạt đến 98% so với sản phẩm mới.

Ứng dụng của xi mạ xi lanh thủy lực là gì?

Xã hội ngày càng phát triển, các nhà sản xuất, kỹ sư đã thiết kế ra các dòng xi lanh thủy lực giúp tiết kiệm thời gian, sức lao động cho con người,  để công việc trở lên nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao hơn. Thiết bị thủy lực nói riêng và xi lanh thủy lực nói chung xuất hiện trong hệ thống điều khiển của nhiều loại máy móc ở nhiều ngành nghề khác nhau. Vd : như các loại xe, công nghiệp chế tạo , công nghiệp sản xuất …

Các loại xe chở hàng hóa vật liệu , các loại xe chuyên chở vật liệu xây dựng, container đều phải sử dụng xi lanh thủy lực để nâng hạ hàng hóa

Các loại máy dùng trong công trình xây dựng như nhà cửa, cầu đường,.. như máy xúc máy đào, máy ủi, xe lu,… càng không thể thiếu xilanh thủy lực vì khích thước, khối lượng quá lớn, dùng sức người rất khó có thể điều khiển được máy.

Xi lanh thủy lực được áp dụng vào chế tại sản xuất, đã giúp cái thiện rất nhiều sức lao động của con người, nhờ có xi mạ xi lanh thủy lực mà hàng hóa được sản xuất nhiều hơn với chi phí thấp hơn.

Các Chọn Xi Lanh Thủy Lực Phù Hợp:

Khi lựa chọn xi lanh thủy lực phù hợp, điều quan trọng là phải xem xét các yêu cầu về kích thước cho các ứng dụng của bạn cũng như các yếu tố vận hành. Các yếu tố chính để chọn xi lanh phù hợp bao gồm :

Lực đẩy của xi lanh thủy lực :

Lực nâng và tải trọng là một phần quan trọng của hệ thống thủy lực, do đó nếu chúng ta biết được tải trọng, khối lượng mà xi lanh phải nâng hoặc di chuyển thì sẽ giúp chúng ta dễ dàng chọn được xi lanh loại xi lanh phù hợp.

Chiều dài của hành trình xi lanh thủy lực :

Đảm bảo tải của bạn có thể được di chuyển hiệu quả với độ dài hành trình chính xác cho ứng dụng của bạn. Đệm và các điểm dừng cơ học có thể giúp giảm bớt các vấn đề đột quỵ liên quan đến tải trọng va chạm từ dưới lên.

Giá đỡ xi lanh

Các tùy chọn giá đỡ xi lanh thủy lực thông thường bao gồm:

  • Giá đỡ bên
  • Giá đỡ mặt bích
  • Giá đỡ đường tâm
  • Giá đỡ trục xoay

Cân nhắc hoạt động

Ứng dụng không phải là yếu tố duy nhất cần xem xét khi lựa chọn xi lanh thủy lực. Điều kiện môi trường nơi xi lanh hoạt động cũng có vấn đề. Khả năng chống ăn mòn và nhiệt độ thấp hoặc cao là những yếu tố cần xem xét khi lựa chọn xi lanh thủy lực. Phốt thủy lực phải có khả năng chịu được sự thay đổi nhiệt độ hoặc môi trường khắc nghiệt nơi hệ thống thủy lực sẽ được sử dụng

Dịch Vụ Gia Công Xi Lanh Thủy Lực , Sửa Chữa, Phục Hồi Xi Lanh tại TP HCM :

Thủy Lực Sài Gòn là Công Ty Xi Mạ, Chuyền Sửa Chữa Thiết Bị Thủy Lực tại TP Hồ Chí Minh ( HCM) và các tỉnh lân cận:

  • Các dòng Phụ Kiện Máy Công nghiệp Nặng.
  • Chi tiết máy ngành thủy lực: Ty Ben, Bộ Chia Dầu, Ắc…
  • Chi tiết máy ngành cao su: Máy ép cao su, Khuôn mẫu
  • Chi tiết máy ngành bao bì: Rulo Trục Cán
  • Chi tiết máy ngành in: Rulo T.Ram, Bắt Nước
  • Chi tiết máy ngành nhựa: Trục Cán PE, Trục Gương…
  • Chi tiết máy ngành thép: Lô cán thép, Work Roll…
  • và các sản phẩm phục vụ nghành công nghiệp nặng nói chung…

Đối với các sản phẩm không thể Sữa chữa được, chúng tôi có thể gia công thay thế các chi tiết trong ty ben với chất lượng hoàn hảo.

Sản phẩm luôn được bảo hành 12 tháng cho khách hàng.

Các Sản Phẩm Sửa Chữa Thông Dụng

Ty ben trong ngành CƠ GIỚI THỦY LỰC:

  • Xe Đào
  • Xe Cuốc
  • Máy Xúc
  • Máy ủi
  • Xe nâng
  • Xe cẩu
  • Máy đóng cọc
  • Máy khoan cọc nhổi
  • Ty Búa rung, Búa Khoan cọc nhồi
  • Ty ben cần cẩu

Ty ben các loại đặc biệt

  • Xe Doosan – Deawoo
  • Xe Hitachi
  • Xe Huyndai
  • Xe Kato
  • Xe Komatsu
  • Xe Liugong
  • Xe Lonking
  • Xe Sumitomo
  • Xe CATERPILLA
  • Xe KOBELCO
xi lanh thủy lực
xi lanh thủy lực

Bảng báo giá xi lanh thủy lực :

Các thông số kĩ thuật ảnh hưởng tới việc báo giá xi lanh thủy lực:

Cách tính giá xi lanh thủy lực của Thủy Lực Sài Gòn phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Thông số kĩ thuật Số liệu
Tiêu chuẩn TCVN2014:1977
Kiểu xi lanh xi lanh thủy lực một chiều, xi lanh thủy lực hai chiều,xi lanh thủy lực nhiều tầng
Xuất xứ của thép Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Trung Quốc
Nhiệt độ làm việc 20 – 80 Độ C
Thông số kĩ thuật Chiều dài, đường kính trong, đường kính ngoài,Hành trình làm việc
Độ cứng 40 – 65 HRC
Vật liệu thép C45 , SCM440 …
                                        Các thông số ảnh hưởng tới việc báo giá xi lanh thủy lực.

Vì việc báo giá xi lanh thủy lực tùy thuộc vào những yếu tố khách quan cũng như theo yêu cầu của khách hàng về môi trường hoạt động, quý khách có thể liên hệ trực tiếp đến hotline của công ty để được báo giá ngay lập tức qua : 094 12345 09 hoặc liên hệ.

Chúng tôi đảm bảo xi lanh thủy lực sau khi xuất xưởng sẽ mới 100%, bảo hành 12 tháng và miễn phí vận chuyển cho quý khách hàng ở TP Hồ Chí Minh.

Xem thêm :

Yêu cầu tư vấn :



    094 12345 09