XI LANH THỦY LỰC BOONG TÀU -HỆ THỐNG  ĐÓNG MỞ NẮP BOONG TÀU

Hầu hết ai trong số chúng ta đều đã quá quen thuộc với hình ảnh về những còn tàu được chất đầy container nối đuôi nhau neo đậu tại các cảng biển, phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa để đáp ứng với sự phát triển công nghiệp hóa ngày nay.

Tuy nhiên cũng còn có rất nhiều loại hoàng hóa không thể để trong các container vì mất nhiều thời gian đóng gói, chí phí kiểm tra từng đợt như các loại ngũ cốc (ngô, khoai, sắn…). Hay là những hàng hóa phải đi qua những vùng biển lớn, bấp bênh…

Và để bảo toàn chất lượng, định lượng sản phẩm mà tiết kiệm chí phí kèm theo. Các con tàu tải trọng lớn được thiết kế với những khoang hàng, có khả năng đóng mở nắp một cách thuận tiện, kín đáo nhằm bảo về hàng hóa một cách tốt nhất.

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn về hoạt động đóng mở các nắp trên những boong tàu tải trọng lớn nhờ xi lanh thủy lực.

Thiết kế nắp boong tàu :

Như đã nói rằng nắp hầm phải an toàn khi vận hành và nó phải có hiệu quả về chi phí, cả khi là khoản đầu tư ban đầu và khi sử dụng, tức là chi phí bảo dưỡng phải thấp và tuổi thọ lâu dài.

Hơn nữa, thiết kế của nắp hầm phải phù hợp với các bố trí chung khác nhau của các tàu chở hàng khô. Điều này đòi hỏi một loạt các thiết kế khác nhau về kích thước, tải trọng, hệ điều hành và cách bố trí niêm phong.

Có rất nhiều tiêu chí liên quan đến thiết kế của nắp hầm hàng. Nhiều tiêu chí trái ngược nhau phải được áp dụng đồng thời cho thiết kế. Việc cân bằng các yêu cầu khác nhau đòi hỏi bạn phải có nhiều kinh nghiệm.

Để đạt được con tàu tốt nhất cho cả chủ sở hữu và nhà máy đóng tàu, các chuyên gia cần tham gia vào các cuộc thảo luận kỹ thuật liên quan đến việc bố trí nắp hầm và ý nghĩa của nó đối với thiết kế của con tàu, ở giai đoạn rất sớm của dự án.

Xi lanh bong tàu xi lanh bong tau 2 - thủy lực sài gòn

Xi lanh thủy lực boong tàu là gì?

Xi lanh thủy lực là một phần hệ thống của máy thủy lực. Nói một cách đơn giản, xi lanh thủy lực là một bộ truyền động thủy lực tạo ra chuyển động tuyến tính bằng cách chuyển đổi năng lượng thủy lực trở lại chuyển động cơ học. xi lanh thủy lực có thể được so sánh với một một cơ bắp vì với hệ thống thủy lực của máy nó tạo ra chuyển động.

Cấu tạo của xi lanh thủy lực boong tàu như thế nào?

Cần phải hiểu rõ về cấu tạo xi lanh thủy lực, cũng như cách vận hành để chúng ta có thể vận hành xi lanh thủy lực một cách chuyên nghiệp nhất, tăng hiệu suất và một phần làm tăng tuổi thọ của xi lanh thủy lực.

Một xi lanh thủy lực có các bộ phận sau

  • Ống xi lanh:

Ống xi lanh thủy lực là một bộ phận có hình trụ tròn liền mạch. Nó còn có thể gọi là thùng xi lanh nhưng dù với tên gọi nào thì chức năng của nó là chứa và giữ áp suất xi lanh. Ống xi lanh được mài nhẵn, mịn để bề mặt có thể đạt độ hoàn thiện từ 4-16 micro.

  • Đế nắp hình trụ:

Chức năng chính là để giữ áp suất ở một đầu. Nắp được kết nối với ống xi lanh bằng bu lông hoặc bằng phương pháp hàn

  • Đầu xi lanh:

Chức năng chính là để giữ áp suất ở đầu kia. Giữ đầu và ông xi lanh có lắp một vòng chứ O.

  • Piston:

Đây là chi tiết quan trọng, nó làm nhiệm vụ phân tách các vùng áp lực bên trong ống xy lanh. Thông thường, piston được gắp với thanh piston thông qua bu lông, một số khác có thể là hàn. Sự khác biệt ở hai bên của piston sẽ làm ống giãn ra và rút lại.

  • Thanh piston:

Thông thường, người ta chọn thép, thép mạ crom để làm thanh piston sao cho đảm bảo độ cứng cáp, chống ăn mòn tốt nhất.

Chức năng của thanh piston đó là nối kết thành phần của máy với thiết bị truyền động để thực hiện nhiệm vụ công việc theo như yêu cầu.

Các thanh piston này được đánh bóng, nhẵn mịn và có các seal đính kèm giúp hạn chế và ngăn rò rỉ.

  • Bộ phận dẫn dầu vào ra:

Cung cấp chất lỏng thủy lực cho hoạt động cửa piston.

  • Seal:

Bộ phận chịu ma sát trực tiếp giưa vỏ xy lanh và piston, tăng độ kín giữa các khe hở tránh thất thoát dầu

  • Bạc dẫn hướng:

Bộ bận dẫn hướng cho thanh piston tránh bị va chạm với đầu đầu xi lanh, giảm tối đa kha năng xước thanh piston và đầu piston. Bạc này được đặt ở trong đầu xi lanh.

Một số yếu tố cần biết khi thiết kế :

Các biến dạng linh hoạt của thân tàu :

  • Độ cứng của thân tàu / kích thước của các cửa sập liên quan đến diện tích boong
  • Các biến dạng trong cổng do tải thay đổi (dự thảo)
  • Biến dạng trên biển

Tải trọng trên vỏ :

  • Sắp xếp container
  • Trọng lượng xếp chồng lên nhau
  • Tải dự án
  • Truyền lực lên thân tàu / quân tiếp viện cần thiết trong thân tàu
  • Sắp xếp hàng rào
  • Cần mở một phần / không tuần tự các nắp
  • Cần móng trượt của thùng chứa
  • Xử lý các tấm nắp hầm bằng cần cẩu điều khiển
  • Tải trọng gỗ
  • Các giải pháp tiếp cận hàng hóa đã được chứng minh cho các tàu chở hàng thông thường

– tàu trung chuyển container

– tàu mở cho hàng dài

– tàu chở giấy / thép

– tàu chở hàng dự án

– tàu sông

  • Mở không tuần tự / một phần các nắp đã nạp vào thùng chứa
  • Kiểm soát trơn tru bằng các thành phần thủy lực tỷ lệ
  • Tuổi thọ lâu dài do vật liệu được chọn lọc tốt
  • Dịch vụ sau bán hàng trên toàn thế giới

Yêu cầu vận hành :

  • Nguồn điện cần thiết
  • Vị trí của bộ nguồn thủy lực và giá đỡ điều khiển
  • Chạy đường ống thủy lực
  • Lực lượng điều hành
  • Bố trí các thiết bị bảo vệ và làm sạch

Với bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung vào hệ thống đóng mở nắp. Và quan trong hơn là xi lanh thủy lực.

Nguyên lí làm việc xi lanh thủy thực tại các nắp boong tàu:

Thiết bị này hoạt động theo một nguyên lý làm việc xi lanh thủy lực rất đơn giản đó là: Lực được áp dụng tại một thời điểm chuyển đến một địa điểm khác thông qua việc sử dụng một chất lỏng không nén được. Tất cả lực được xi lanh tạo đều được nhờ vào chất lỏng thủy lực (dầu hoặc nhớt).

xi lanh bong tau 3 - thủy lực sài gòn

Theo hình ảnh được ta thấy ở trên, tùy thuộc vào thiết kế và nhu cầu sử dụng. Với những boong tàu có 2 tấm, hay 4 tấm, 6 tấm… sẽ sử dụng với lượng xi lanh thủy lực tương ứng và được đặt ở vị trí theo nhà xuất thiết kế sao cho phù hợp và tận dụng tối đa của xi lanh thủy lực.

Khi nắp của boong tàu đóng lại, dầu thủy lực sẽ được bơm liên tục vào phần (B) của xi lanh thủy lực với áp suất cao. Sẽ giữ cho nắp luôn đóng kín trong mọi trường hợp khi tàu lênh đênh trên biển lớn.

Khi đến bến cảng, nắp tàu sẽ được mở từng bộ phận từ phần lớn nhất cho đến nhỏ nhất. Lúc đó, dầu thủy lực sẽ được bơm liên tục vào (A). Cấu trúc các tấm sẽ được nâng lên theo hình thẳng đứng và sẽ được giữ tại vị trí đó đến khi tất cả hàng hóa được đưa ra.

Các hư hỏng thường gặp & quá trình bảo trì sửa chữa khắc phục sự cố xi lanh thủy lực boong tàu:

Trong quá trình vận hành các con tàu chở hàng tại trọng lớn, chúng ta gặp phải những sự cố chủ quan lẫn khách quan. Dưới đây là những hư hỏng và sự cố thường gặp nhất đối với xi lanh thủy lực đóng mở nắp bong tàu.

Hư hỏng thường gặp đối với xi lanh thủy lực đóng mở nắp boong tàu

Tất nhiên, những còn tàu luôn luôn chuyển động để đáp ứng nhu cầu tiến độ sản xuất. Nếu sau một thời gian sử dụng, quá tải, không vệ sinh thì xi lanh sẽ bị hư hỏng.

     XI LANH THỦY LỰC BOONG TÀU – HỆ THỐNG ĐÓNG MỞ NẮP BOONG TÀU

 

Hư hỏng thường gặp đó là xi lanh trầy xước, nứt, biến dạng và cong vênh. Có rất nhiều nguyên nhân khiến xi lanh bị hư hỏng nhưng được chia thành các nhóm chính sau:

  • Xi lanh bị tác động bởi yếu tố môi trường xung quanh làm cong, vênh.
  • Dầu thủy lực bị cặn, có bụi bẩn, các hạt mạt sắt khiến chất lượng dầu giảm.
  • Dị vật hoặc vụn kim loại xâm nhập vào xi lanh.
  • Lắp đặt xi lanh không đúng cách thức hoặc trong quá trình lắp bị va chạm mạnh khiến xi lanh bị trầy, xước.
  • Nhiệt độ của môi trường xi lanh quá cao khiến xi lanh bị biến dạng.
  • Tải trọng xi lanh quá lớn, áp cao khiến xi lanh bị biến dạng.
  • Môi Trường quá khắc nghiệt ngoài biển với nống độ muối cũng như ẩm trong không khí cao, gây hiện tượng ăn mòn cục bộ hoặc toàn bề mặt làm việc của cần xi lanh.

Xi lanh thủy lực boong tàu không hoạt động hoặc khi hoạt động bị giật, kêu hoặc rung là một trong những vấn đề được khách hàng quan tâm.

  • Xâm thực – thường xảy ra và để lại hậu quả nghiêm trọng
  • Sử dụng những bộ gioăng phớt không phù hợp về kích cỡ, quá lớn hoặc quá bé so với yêu cầu.
  • Dầu thủy lực có khí làm cho xi lanh bị giật hoặc rung khi thực hiện việc tiến lùi.
  • Áp suất cung cấp cho xi lanh không ổn định, tăng giảm bất thường, quá cao hoặc quá thấp so với mức yêu cầu.
  • Các lỗi do cách lắp  đặt: Ốc không được siết chặt, van thủy lực  lắp đặt không đúng cách, bơm ngược chiều, bơm ống lắp đúng cách.
  • Do kết cấu cơ khí.
  • Xy lanh bị biến dạng do đường ống bị xoắn.
  • Lưu lượng bơm không ổn định có thể do bơm hoặc đường ống.

Sữa chữa xi lanh boong tàu như thế nào?

XI LANH THỦY LỰC BOONG TÀU

 

Trong ngành gia công chế tạo cơ khí nói chung và cơ khí thủy lực nói riêng nhằm đáp ứng đòi hỏi của máy móc là cần độ chính xác cao. để chịu được tải trọng lớn, tốc độ cao, áp lực và nhiệt độ lớn. Các trụ ben, trụ xi lanh thủy lực,  trục khủy, Piston, lô cán…. Qua thời gian sử dụng trong quá trình hoạt động sẽ bị mòn, trầy xước bề mặt… kích thước sẽ bị thay đổi như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của trục và máy móc liên quan.

sua chua xi lanh bong tau 4 - thủy lực sài gòn sua chua xi lanh bong tau 3 - thủy lực sài gòn

                      HỆ THỐNG ĐÓNG MỞ NẮP BOONG TÀU

Bởi vậy, cách khác phục phổ biến và tiết kiệm chi phí nhất hiện nay là phục hồi xử lí bề mặt bằng phương pháp xi ma Crom cứng bởi công ty thủy lực sài gòn.

Ứng dụng lớp mạ crom cứng:

  • MẠ CROM CỨNG được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp vì nó mang lại nhiều tính chất ưu việt cho bề mặt các chi tiết máy mà bản thân vật liệu này không có.
  • Ngoài độ cứng cao ra lớp mạ cromcứng đồng thời còn rất bền với ăn mòn, chống mài mòn rất tốt.
  • Bề mặt trơn nhẵn và rất đồng đều, khó thấm ướt, hệ số ma sát nhỏ, gắn bám tốt.
  • Nhờ các tính chất này, lớp Crom cứng đã làm cho bề mặt các chi tiết máy trở nên tốt hơn và rất đồng nhất về chất lượng.
  • Điều này giúp cho thời hạn làm việc của xi lanh, chi tiết máy móc thiết bị ngành công nghiệp được gia tăng lên nhiều lần.
  • Lớp mạ crom có thể dày lên từ 10 µm – 1000 µm bề mặt phủ bóng chống oxi hóa bền bỉ cho sản phẩm, và có tính  năng trang trí cao cấp. Độ cứng bề mặt 60 HRC min.

 

Vỏ Xi Lanh thủy lực thông thường bị trầy xước, hoặc rỗ mọt. Nhẹ thì các đường xước mỏng trên bề mặt, nặng là các vệt xước cào sâu.

  • Đối với các VỆT XƯỚC SÂU XY LANH chúng ta sử dụng phương pháp hàn đắp không làm biến đổi cấu trúc vật liệu, sau đó tiến hành gia công trên máy tiện và máy mài để có được kích thước đồng đều.
  • Đối với các vết rỗ mọt và rỉ sét lâu ngày bắt buộc phải mài cho hết vết rỗ và mạ phục hồi đường kính cũ.
  • Đối với Vỏ xi lanh thủy lực bị rỗ hoặc xước bắt buộc chúng ta phải Doa Bóng lại, tùy vào kích thước mà lựa chọn phương pháp mạ phục hồi hay là nâng thông số Piston.
  • Các vấn đề Seal Phớt chúng ta tiến hành thay thế.

Piston thủy lực

Piston thủy lực thường bị trầy xước, rỗ mọt, va đập dẫn đến tình trạng chảy dầu, tụ áp.  Các dạng hư hỏng này cần phải xử lý một cách triệt để bằng cách xử lý Mạ Crom cho Piston thủy lực.

  • Nhả bỏ lớp Mạ Crom cũ bằng phương pháp hóa học
  • Kiểm tra kích thước, và các khuyết tật bề mặt ty ben
  • Tiến hành đăp hàn sữa chữa khiếm khuyết bề mặt
  • Mài tròn Piston trên máy mài tròn chuyên dụng
  • Đánh bóng đến độ bóng cấp 10
  • Xi Mạ Crom cứng đạt kích thước chuẩn
  • Đánh bóng hoàn thiện.

Yêu cầu tư vấn :



    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    094 12345 09